Tại sao Việt Nam thích hợp cho việc phát triển hệ thống ERP

Việt Nam có thể coi là một nơi phù hợp để phát triển hệ thống ERP. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp Nhật Bản có các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở phân phối tại Việt Nam, hoặc khi hệ thống ERP đã được phát triển dựa trên nền web đã được tạo ra trước đây, thì Việt Nam là một nơi thích hợp đặc biệt. Dưới đây là lý do cho điều này.


Sự hiểu biết về thị trường và sự tương thích với ngành sản xuất tại Việt Nam

Vì ERP là một hệ thống liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh, nên sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh và thị trường là điều không thể thiếu. Với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam hoặc đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp như vậy đã quen thuộc với hoạt động logistics và sản xuất tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp sự hiểu biết về thị trường Việt Nam và ngành sản xuất tại đây, chúng ta có thể phát triển các chức năng đặc biệt liên quan đến ngành sản xuất trong hệ thống ERP một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện quản lý sản xuất và hiệu suất logistics, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kiến thức và năng lực thông dịch tiếng Nhật tại Việt Nam

Năng lực của Thông dịch tiếng Nhật tại Việt Nam đã được cải thiện, và họ cũng đã nắm vững kiến thức về sản xuất và phân phối. Điều này giúp nâng cao hiệu suất của dự án phát triển hệ thống ERP và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Tại Việt Nam, thì họ đã được tích luỹ những kiến thức liên quan đến thanh toán, phân phối , chế tạo của các doanh nghiệp Nhật Bản. Doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu mở rộng vào Việt Nam chủ yếu từ ngành sản xuất, và do đó, sự hiểu biết về những phong tục và thuật ngữ riêng của Nhật Bản đã ngày càng sâu rộng tại Việt Nam. Bằng cách phát triển hệ thống ERP trong môi trường như vậy, việc giao tiếp với Việt Nam sẽ diễn ra một cách mượt mà hơn, và việc hiểu rõ các yêu cầu trong quá trình phát triển sẽ dễ dàng hơn.

Đặc điểm của phát triển offshore và cải thiện hệ thống hiện có tại Việt Nam

Ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam đã phát triển từ việc phát triển offshore và có năng lực Coding 1 cách thuần thục. Tuy nhiên, để trãi qua quá trình như thế này thì upstream process vẫn đang còn kém. Việc giao phần định nghĩa yêu cầu và lập kế hoạch từ giai đoạn ban đầu cho Việt Nam không phải là một ý tưởng tốt. Việc này nên được thực hiện bởi phía Nhật Bản, và giai đoạn Coding  sẽ được tiến hành tại Việt Nam.

Đặc biệt, trong trường hợp nâng cấp hoặc thay thế hệ thống ERP dựa trên nền tảng web đã tồn tại trong suốt 20 năm qua, Việt Nam là nơi thích hợp. Các hệ thống hiện có mà đã được xây dựng trong quá khứ có thể không phù hợp với các tiêu chuẩn an ninh và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thông qua việc phát triển hệ thống ERP với sự tham gia của các nhà phát triển Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại để cải thiện giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, việc hiện đại hóa hệ thống hiện có và tăng cường an ninh là hoàn toàn khả thi. Cụ thể,thì những dự án mà giữ nguyên cơ sở dữ liệu và thay thế phần giao diện người dùng đã được xây dựng bằng công nghệ cũ thì chẳng phải là rất tốt hay sao .

関連記事

Lựa chọn hình thức hợp đồng và các điểm quan trọng trong phát triển Offshore

Có ba hình thức hợp đồng trong phát triển Offshore, đó là Project base, Labor  và hợp đồng kết hợp. Mỗi hình thức hợp đồng có đặc thù  và thách thức riêng, nhưng cuối cùng thì có xu hướng hội tụ vào hình thức "kết hợp".

Hợp đồng Project base và đặc thù của nó

Project base là một hình thức hợp đồng cam kết giao hàng các sản phẩm hoàn thành. Với hình thức này,Thì sẽ làm rõ trước định nghĩa sản phẩm ngiệm thu, rồi dựa vào đó để tiến hành.Hợp đồng Project base có thể nói là hình thức đơn giản trong phát triển phầm mềm, tuy nhiên việc làm rõ định nghĩa sản phẩm nghiệm thu không phải là việc đơn giản. Trong quá trình thực hiện dự án thực tế thì có những trường hợp là cần điểu chỉnh giữa định nghĩa mang tính khái niệm và ràng buộc thực tế.

Labor  và đặc điểm của nó

Labor  là hình thức hợp đồng mà khách hàng trực tiếp đưa ra chỉ thị cho Dev.  Khách hàng ràng buộc dev và mua thời gian của họ. Hình thức này gần giống với hợp đồng SES của Nhật Bản, nhưng trong Labor , thì dev không cần phải đến chổ Khách hàng làm việc. Do đây là hình thức mua thời gian của Dev do đó không bị là phải đảm bảo về chất lượng của sản phẩm công việc dựa trên chất lượng của thời gian. Tuỳ vào dev mà có thể là cùng trong 1 thời gian nhưng lại khác nhau về sản phẩm làm ra.

Ý nghĩa và đặc thù của hợp đồng kết hợp

Hợp đồng kết hợp được chọn làm giải pháp kết hợp giữa Project base và Labor . Trong hình thức hợp đồng này, định nghĩa nghĩa vụ giao hàng được linh hoạt hơn và vừa đồng thời đảm bảo thời gian làm việc cố định và cơ bản thì sẽ thực hiện việc phát triển theo hình thức từ dưới lên. Trong phát triển Offshore, hiểu rõ mô hình kinh doanh và yêu cầu của khách hàng và đảm bảo có đội ngũ phát triển trung tâm (ví dụ: kỹ sư cầu nối) là điều rất quan trọng. Nhân viên trung tâm có hiểu biết sâu sắc về kinh doanh của khách hàng và có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài. Hình thức này đảm bảo việc đảm bảo nhân viên trung tâm dự án bằng hợp đồng Labor và sau đó ký Project base bổ sung khi dự án phát triển lớn hơn để bổ sung nhân lực.

Các dự án thực tế đang đi theo hình thức kết hợp

Cho dù là Dự án bắt đầu dưới hình thức Project base Hay là dự án bắt đầu bằng hình thức phát triển Labor , những dự án mà thành công khi phát triển offshore và kéo dài trong thời gian dài thì có vẻ như là có khuynh hướng cuối cùng sẽ đi theo phương thức kết hợp. Hầu hết các trường hợp, các trung tâm phát triển ở nước ngoài sẽ được định vị như một "nhà máy ngoài" của dự án phát triển của Nhật Bản, vì vậy, cần đảm bảo có những kĩ sư hiểu rõ về kinh doanh của khách hàng và đồng thời đảm bảo khả năng mở rộng. Điều này dẫn đến việc hội tụ thành hình thức như vậy.

Nếu mục tiêu là hình thức như vậy, hãy chú ý đến hai điểm sau đây.

(a) Cần có hợp đồng dài hạn: Cần thời gian Để hiểu mô hình kinh doanh của khách hàng và các thuật ngữ đặc thù. Để thực hiện dự án một cách gắn kết với kinh doanh của khách hàng, cần có hợp đồng dài hạn ít nhất là 1 năm.

(b) Việc đảm bảo resource nồng cốt bắt đầu bằng Brse là cần thiết và quan trọng: Resource phát triển nồng cốt thì người hiểu được Business của khách hàng, có thể tiến hành phát triển dựa trên yêu cầu Business.Họ xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và đóng góp vào thành tựu kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, trong phát triển Offshore, việc đảm bảo có nhân lực trung tâm như kỹ sư cầu nối là vô cùng quan trọng.

Trong phát triển Offshore, việc kết hợp lựa chọn hình thức hợp đồng và tích hợp chiến lược kinh doanh là chìa khóa thành công. Bằng việc tập trung vào tầm nhìn kinh doanh dài hạn và đảm bảo sự ổn định về nhân lực trung tâm, bạn có thể thực hiện phát triển Offshore hiệu quả.

続きを見る >

Việc thiếu hụt nhân lực Nhật Bản và phát triển phần mềm Offshore

Phần 1: Bối cảnh của sự thiếu hụt nhân lực phát triển phần mềm tại Nhật Bản

Ngành công nghiệp phát triển phần mềm tại Nhật Bản có hơn 50 năm lịch sử và có rất nhiều kỹ sư giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, tại Nhật Bản hiện nay, sự thiếu hụt nhân lực phát triển đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.Sự thiếu hụt này bắt nguồn từ yêu cầu của các doanh nghiệp muốn tìm kiếm các kỹ sư đã có kinh nghiệm và sẵn sàng làm việc với giá rẻ. Vì vậy, sự thiếu hụt nhân lực tại Nhật Bản thường được chế giễu là "mong muốn tìm kiếm kỹ sư có kỹ năng sẵn sàng làm việc với giá rẻ", nhưng trong cách nói này cũng chứa đựng một sự thật. Đối với các doanh nghiệp muốn phát triển hiệu quả, việc có những kỹ sư có kỹ năng sẵn sàng làm việc ngay là điều hết sức cần thiết.

Ngoài ra, vấn đề thiếu hụt nhân lực này không chỉ xảy ra ở Nhật Bản mà còn xảy ra tại nhiều quốc gia khác. Do đó, khi xem xét phát triển Offshore, cách suy nghĩ về việc tìm kiếm nhân lực thuận lợi ở nước ngoài cũng là một phần đúng và một phần sai.

Phần 2: Đặc điểm của kỹ sư ở Nhật Bản và Việt Nam

Ở Nhật Bản, đặc biệt là đối với kỹ sư liên quan đến Web, có nhiều kỹ sư giàu kinh nghiệm từ những năm 1990. Do đó, Nhiều kỉ sư nhật có thế mạnh trong lĩnh vực phát triển có kiến thức level thấp và OS cũ như là những kỉ thuật về dữ liệu nhị phân và công nghệ nhúng. Tuy nhiên, việc tiếp thu các khung công nghệ và khái niệm mới có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác hơn là quốc gia. Vì vậy, các kỹ sư tại Việt Nam do là nhiều kỉ sư trẻ tuổi nên họ có thế mạnh là học hỏi kĩ thuật mới nhanh.

Ngoài ra, trong ngành công nghiệp máy tính, các thuật ngữ như "upstream" và "downstream", "low-level" và "high-level" được sử dụng một cách trung lập, tuy nhiên Từ này có thể hiểu là Nhật Bản phù hợp với việc phát triển "low-level", trong khi Việt Nam thích hợp với việc phát triển "high-level". Vì vậy, để thực hiện phát triển Offshore cân bằng, việc kết hợp khả năng đa năng của kỹ sư tại Nhật Bản và khả năng chuyên sâu của kỹ sư tại Việt Nam là điều quan trọng.

Phần 3: Sự khác biệt về phương pháp phát triển phần mềm giữa Nhật Bản và Việt Nam

Trong phát triển phần mềm tại Nhật Bản, phương pháp phát triển dạng Waterfall là phổ biến nhất để đảm bảo thời hạn giao hàng. Mặc dù phương pháp Agile đang được áp dụng theo cách tư duy, nhưng trường hợp hoàn toàn triển khai quy trình Agile vẫn còn hiếm. mặt khác, phát triển phần mềm tại Việt Nam không có sự khác biệt lớn so với phương pháp phát triển ở Nhật Bản. Cơ bản, phương pháp Waterfall để đảm bảo thời hạn giao hàng vẫn là phổ biến, nhưng đang chịu ảnh hưởng của Open Source Software (OSS) mà đang dần thay đổi phương pháp phát triển.

So sánh với cách làm ở Nhật Bản, lợi ích của phương pháp phát triển ở Việt Nam là có khả năng phản ứng nhanh khi tiếp thu các khung công nghệ và kỹ thuật mới. Kỹ sư tại Việt Nam đều trẻ tuổi và có động lực học tập cao, cho phép họ nhanh chóng hiểu về các công nghệ mới và linh hoạt trong việc thích nghi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc triển khai hoàn toàn phương pháp Agile vẫn chưa phổ biến trong phát triển phần mềm tại Việt Nam.

Phần 4: Những điểm cần xem xét ngoài vấn đề ngôn ngữ

Khi sử dụng kỹ sư Việt Nam, việc vượt qua rào cản ngôn ngữ yêu cầu sự giao tiếp mượt mà là rất quan trọng. Bởi vì tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung cho giao tiếp kinh doanh, doanh nghiệp Nhật Bản cần tăng cường giáo dục tiếng Anh và sử dụng các công cụ dịch thuật để giao tiếp trôi chảy với kỹ sư Việt Nam. Ngoài ra, điều cần xem xét là sự khác biệt văn hóa và phong cách giao tiếp. Khi các kỹ sư có nền văn hóa khác nhau hợp tác với nhau, cần có sự hiểu biết và tôn trọng đối với văn hóa của đối tác.

Phần 5: Chìa khóa thành công là sự cân bằng và linh hoạt

Để thành công trong việc phát triển phần mềm Offshore tại Việt Nam, việc kết hợp những đặc điểm của kỹ sư Nhật Bản và Việt Nam là rất quan trọng. Kỹ sư Nhật Bản có kiến thức và kinh nghiệm rộng, có khả năng quản lý toàn bộ dự án và giám sát kỹ thuật. Trong khi đó, kỹ sư Việt Nam là những chuyên gia trong các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể và có khả năng nhanh chóng tiếp thu các công nghệ mới.

Trong việc Offshore phát triển, sự cân bằng và linh hoạt của đội ngũ phát triển là điều cần thiết. Ví dụ, vai trò phân chia giữa kỹ sư Nhật Bản làm việc như chuyên gia đa năng đưa dự án đi đúng hướng và kỹ sư Việt Nam đảm nhận vai trò chuyên gia về các lĩnh vực kỹ thuật sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp phát triển hiện đại là điều quan trọng. Linh hoạt trong việc áp dụng một phần phương pháp Agile cùng với phương pháp Waterfall cho phép chọn lựa các phương pháp thích hợp và đạt được mục tiêu giảm chi phí.

続きを見る >

Tính quan trọng và vai trò của Kĩ sư cầu nối trong việc phát triển Offshore Việt Nam

Việc phát triển Offshore và tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối

Hiện nay, có xu hướng ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản hợp tác với các công ty phát triển ở nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam, để thực hiện phát triển Offshore. Trong thời gian 10 năm qua, Việt Nam không còn là một hiện tượng lạ nữa và việc các công ty phát triển quốc tế tham gia vào các dự án là điều bình thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, việc chỉ tập trung vào "Việt Nam với lao động rẻ" và giảm chi phí không phù hợp với tình hình hiện tại.Nếu mục tiêu là giảm chi phí, thì nên xem xét dịch vụ BPO, tập trung vào các nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại, thay vì phát triển hệ thống.

Vai trò của kỹ sư cầu nối vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ

Vậy trong trường hợp phát triển hệ thống mà không phải là BPO, chúng ta cần tiếp cận như thế nào? Câu trả lời đó là chuẩn bị một kỹ sư cầu nối. Kỹ sư cầu nối là một kỹ sư phần mềm có thể sử dụng cả tiếng Nhật và tiếng Việt, và họ còn được gọi là những người giao tiếp. Họ không chỉ là cầu nối cho vấn đề ngôn ngữ mà còn vấn đề văn hóa và cách thức làm việc khác nhau.

Ví dụ, trong phát triển phần mềm của Nhật Bản, việc nhận thầu là phổ biến và trong quản lý tiến độ dự án thì việc Báo cáo - Liên lạc - Thảo luận thì rất được chú trọng. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận từ dưới lên và sự sáng tạo và ý kiến của từng thành viên trong đội là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận thầu ở Việt Nam là một hợp đồng cam kết hoàn thành sản phẩm (mặc dù cũng như trong nhận thầu của Nhật Bản), Tuy nhiên đối với việc yêu cầu thường xuyên báo cáo tiến độ cho sản phẩm nghiệm thu thì có vẻ như là các kỹ sư Việt Nam đang có cảm giác phản đối. Ngoài ra, Với tổ chức của Việt Nam thì yêu cầu những chỉ thị , mệnh lệnh rõ ràng, thì style của PM Nhật bản lại yêu cầu kĩ sư ở hiện trường đưa ra nhiều ý kiến và chịu trách nhiệm cho kết quả đó, nên có thể là họ sẽ cảm thấy phía Nhật bản có vẻ thiếu trách nhiệm.

Vai trò và yêu cầu kỹ năng của kỹ sư cầu nối

Để vượt qua những thách thức , trở ngại này, thì sự tồn tại của kỹ sư cầu nối là không thể thiếu. Họ không chỉ là người thông dịch ngôn ngữ mà còn hiểu sự khác biệt văn hóa và phát triển của cả hai quốc gia và có năng lực giao tiếp thích hợp. Kỹ sư cầu nối họ nắm bắt chính xác những yêu cầu và đặc trừng của việc phát triển phần mềm Nhật Bản, và bằng việc truyền đạt cho kỹ sư Việt Nam thì sẽ thực hiện được việc hợp tác một cách mượt mà, trôi chảy.Họ vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, kết nối các đội phát triển hai bên và đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa kết quả của dự án.

Kỹ sư cầu nối không chỉ cần kiến thức và kỹ năng phát triển phần mềm mà còn cần có khả năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp tốt. Họ không chỉ thông dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà còn phải hiểu văn hóa và cách làm việc của cả hai bên và truyền đạt thông tin một cách chính xác và phù hợp. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Họ phải thích nghi với tình huống và nỗ lực giải quyết vấn đề để thành công.

Kết luận

Trong việc phát triển Offshore ở Việt Nam, kỹ sư cầu nối là một yếu tố rất quan trọng. Sự hiện diện của họ không chỉ liên quan đến việc giảm chi phí mà còn là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện phát triển hệ thống hiệu quả. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư cầu nối không rẻ và số lượng trên thị trường có hạn. Điều này là do nhiều công ty phát triển Nhật Bản coi kỹ sư cầu nối giỏi là nguồn lực nhân sự quan trọng nhất. Vì vậy, phát triển Offshore ở Việt Nam không nhất thiết là rẻ. Để đảm bảo thành công của dự án, việc hiểu được tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp là điều cần thiết.

続きを見る >