Việc phát triển Offshore và tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối
Hiện nay, có xu hướng ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản hợp tác với các công ty phát triển ở nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam, để thực hiện phát triển Offshore. Trong thời gian 10 năm qua, Việt Nam không còn là một hiện tượng lạ nữa và việc các công ty phát triển quốc tế tham gia vào các dự án là điều bình thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, việc chỉ tập trung vào “Việt Nam với lao động rẻ” và giảm chi phí không phù hợp với tình hình hiện tại.Nếu mục tiêu là giảm chi phí, thì nên xem xét dịch vụ BPO, tập trung vào các nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại, thay vì phát triển hệ thống.
Vai trò của kỹ sư cầu nối vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ
Vậy trong trường hợp phát triển hệ thống mà không phải là BPO, chúng ta cần tiếp cận như thế nào? Câu trả lời đó là chuẩn bị một kỹ sư cầu nối. Kỹ sư cầu nối là một kỹ sư phần mềm có thể sử dụng cả tiếng Nhật và tiếng Việt, và họ còn được gọi là những người giao tiếp. Họ không chỉ là cầu nối cho vấn đề ngôn ngữ mà còn vấn đề văn hóa và cách thức làm việc khác nhau.
Ví dụ, trong phát triển phần mềm của Nhật Bản, việc nhận thầu là phổ biến và trong quản lý tiến độ dự án thì việc Báo cáo – Liên lạc – Thảo luận thì rất được chú trọng. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận từ dưới lên và sự sáng tạo và ý kiến của từng thành viên trong đội là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận thầu ở Việt Nam là một hợp đồng cam kết hoàn thành sản phẩm (mặc dù cũng như trong nhận thầu của Nhật Bản), Tuy nhiên đối với việc yêu cầu thường xuyên báo cáo tiến độ cho sản phẩm nghiệm thu thì có vẻ như là các kỹ sư Việt Nam đang có cảm giác phản đối. Ngoài ra, Với tổ chức của Việt Nam thì yêu cầu những chỉ thị , mệnh lệnh rõ ràng, thì style của PM Nhật bản lại yêu cầu kĩ sư ở hiện trường đưa ra nhiều ý kiến và chịu trách nhiệm cho kết quả đó, nên có thể là họ sẽ cảm thấy phía Nhật bản có vẻ thiếu trách nhiệm.
Vai trò và yêu cầu kỹ năng của kỹ sư cầu nối
Để vượt qua những thách thức , trở ngại này, thì sự tồn tại của kỹ sư cầu nối là không thể thiếu. Họ không chỉ là người thông dịch ngôn ngữ mà còn hiểu sự khác biệt văn hóa và phát triển của cả hai quốc gia và có năng lực giao tiếp thích hợp. Kỹ sư cầu nối họ nắm bắt chính xác những yêu cầu và đặc trừng của việc phát triển phần mềm Nhật Bản, và bằng việc truyền đạt cho kỹ sư Việt Nam thì sẽ thực hiện được việc hợp tác một cách mượt mà, trôi chảy.Họ vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, kết nối các đội phát triển hai bên và đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa kết quả của dự án.
Kỹ sư cầu nối không chỉ cần kiến thức và kỹ năng phát triển phần mềm mà còn cần có khả năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp tốt. Họ không chỉ thông dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà còn phải hiểu văn hóa và cách làm việc của cả hai bên và truyền đạt thông tin một cách chính xác và phù hợp. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Họ phải thích nghi với tình huống và nỗ lực giải quyết vấn đề để thành công.
Kết luận
Trong việc phát triển Offshore ở Việt Nam, kỹ sư cầu nối là một yếu tố rất quan trọng. Sự hiện diện của họ không chỉ liên quan đến việc giảm chi phí mà còn là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện phát triển hệ thống hiệu quả. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư cầu nối không rẻ và số lượng trên thị trường có hạn. Điều này là do nhiều công ty phát triển Nhật Bản coi kỹ sư cầu nối giỏi là nguồn lực nhân sự quan trọng nhất. Vì vậy, phát triển Offshore ở Việt Nam không nhất thiết là rẻ. Để đảm bảo thành công của dự án, việc hiểu được tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp là điều cần thiết.