Sự chuyển biến và hiện trạng của Phát triển Offshore 

Mục đích giảm chi phí trong phát triển phần mềm offshore

Mục đích chính trong việc phát triển phần mềm ở nước ngoài là giảm chi phí lao động để giảm tổng chi phí dự án. Vì chi phí lao động của kỉ sư ở Nhật Bản cao, do đó họ đã thực hiện việc thay thế bằng các kỉ sư ở Việt Nam để tiến hành cắt giảm chi phí tài chính. Tuy nhiên, việc đặt hàng từ nước ngoài luôn đi kèm với hai vấn đề là chất lượng kém và rào cản ngôn ngữ.

Chi phí nội bộ và gánh nặng của người lao động

Việc cắt giảm chi phí lao động sẽ thực hiện được việc đạt được hiệu quả giảm chi phí tài chính một cách trực tiếp, nhưng các vấn đề như chất lượng kém và rào cản ngôn ngữ lại là những chi phí nội bộ xuất hiện dưới dạng thời gian làm việc và gánh nặng tinh thần tại hiện trường. Những chi phí nội bộ này sẽ được chuyển sang cho nhân viên lao động và trở thành cơ chế làm ảnh hưởng đến lao động tại hiện trường phát triển do yêu cầu giảm giá từ phía bên đặt hàng. Có thể cho rằng tiếng tăm xấu về hiện trường phát triển đối với phát triển offshore thì xuất phát từ nhận thức trực tiếp như thế này.

Nâng cao chất lượng và rào cản ngôn ngữ

Sự kém chất lượng và rào cản ngôn ngữ đã cho thấy dấu hiệu cải thiện. So với 20 năm trước, phương tiện truyền thông và các công cụ phát triển đã tiến bộ. Công nghệ như trò chuyện, hội nghị video và chia sẻ màn hình đã trở nên khả dụng. Hơn nữa, hệ thống quản lý như đám mây và chia sẻ mã nguồn cũng đã phát triển. Rào cản ngôn ngữ cũng vậy, khả năng hiểu tiếng Nhật của người Việt Nam và khả năng tiếng Anh của người Nhật cũng được cải thiện. Hơn nữa, sự tiến bộ trong công nghệ dịch máy đã làm cho việc trao đổi kỹ thuật với sự góp mặt của ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của chất lượng và thời hạn giao hàng

Trong phát triển phần mềm ở nước ngoài, chất lượng và thời hạn giao hàng là hai yếu tố quan trọng. Tuân thủ thời hạn và đáp ứng các yêu cầu được xem là tiêu chuẩn đánh giá cuối cùng. Sử dụng đội ngũ phát triển xuất sắc và các công cụ hiệu quả là điều quan trọng, nhưng nếu không thể đạt được thời hạn và yêu cầu, dự án sẽ thất bại.

Chiến lược mới về phát triển phần mềm offshore

Chiến lược giảm chi phí trong phát triển phần mềm offshore đang di chuyển theo hướng tận dụng tiến bộ công nghệ. Trong việc phát triển phần mềm, việc áp dụng các phương pháp linh hoạt như Agile hoặc OSS (phần mềm mã nguồn mở) đã trở nên quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ tiêu chuẩn và quản lý phiên bản quốc tế cũng rất quan trọng. Hơn nữa, việc giao tiếp trôi chảy là điều không thể thiếu. Không chỉ vấn đề ngôn ngữ, việc giao tiếp trôi chảy được bảo đảm bởi con người.

Trong quá trình chuyển biến của việc phát triển phần mềm offshore, đã thấy sự cải thiện về chất lượng và giao tiếp, nhưng việc cắt giảm chi phí dựa vào sự chênh lệch về chi phí lao động đang tiến gần đến giới hạn. Bằng cách áp dụng chiến lược mới tích hợp tiến bộ công nghệ, sẽ có thể thực hiện phát triển phần mềm offshore hiệu quả hơn.

関連記事

Tại sao Việt Nam thích hợp cho việc phát triển hệ thống ERP

Việt Nam có thể coi là một nơi phù hợp để phát triển hệ thống ERP. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp Nhật Bản có các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở phân phối tại Việt Nam, hoặc khi hệ thống ERP đã được phát triển dựa trên nền web đã được tạo ra trước đây, thì Việt Nam là một nơi thích hợp đặc biệt. Dưới đây là lý do cho điều này.


Sự hiểu biết về thị trường và sự tương thích với ngành sản xuất tại Việt Nam

Vì ERP là một hệ thống liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh, nên sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh và thị trường là điều không thể thiếu. Với nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam hoặc đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp như vậy đã quen thuộc với hoạt động logistics và sản xuất tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp sự hiểu biết về thị trường Việt Nam và ngành sản xuất tại đây, chúng ta có thể phát triển các chức năng đặc biệt liên quan đến ngành sản xuất trong hệ thống ERP một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện quản lý sản xuất và hiệu suất logistics, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kiến thức và năng lực thông dịch tiếng Nhật tại Việt Nam

Năng lực của Thông dịch tiếng Nhật tại Việt Nam đã được cải thiện, và họ cũng đã nắm vững kiến thức về sản xuất và phân phối. Điều này giúp nâng cao hiệu suất của dự án phát triển hệ thống ERP và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Tại Việt Nam, thì họ đã được tích luỹ những kiến thức liên quan đến thanh toán, phân phối , chế tạo của các doanh nghiệp Nhật Bản. Doanh nghiệp Nhật Bản đã bắt đầu mở rộng vào Việt Nam chủ yếu từ ngành sản xuất, và do đó, sự hiểu biết về những phong tục và thuật ngữ riêng của Nhật Bản đã ngày càng sâu rộng tại Việt Nam. Bằng cách phát triển hệ thống ERP trong môi trường như vậy, việc giao tiếp với Việt Nam sẽ diễn ra một cách mượt mà hơn, và việc hiểu rõ các yêu cầu trong quá trình phát triển sẽ dễ dàng hơn.

Đặc điểm của phát triển offshore và cải thiện hệ thống hiện có tại Việt Nam

Ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam đã phát triển từ việc phát triển offshore và có năng lực Coding 1 cách thuần thục. Tuy nhiên, để trãi qua quá trình như thế này thì upstream process vẫn đang còn kém. Việc giao phần định nghĩa yêu cầu và lập kế hoạch từ giai đoạn ban đầu cho Việt Nam không phải là một ý tưởng tốt. Việc này nên được thực hiện bởi phía Nhật Bản, và giai đoạn Coding  sẽ được tiến hành tại Việt Nam.

Đặc biệt, trong trường hợp nâng cấp hoặc thay thế hệ thống ERP dựa trên nền tảng web đã tồn tại trong suốt 20 năm qua, Việt Nam là nơi thích hợp. Các hệ thống hiện có mà đã được xây dựng trong quá khứ có thể không phù hợp với các tiêu chuẩn an ninh và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thông qua việc phát triển hệ thống ERP với sự tham gia của các nhà phát triển Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại để cải thiện giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, việc hiện đại hóa hệ thống hiện có và tăng cường an ninh là hoàn toàn khả thi. Cụ thể,thì những dự án mà giữ nguyên cơ sở dữ liệu và thay thế phần giao diện người dùng đã được xây dựng bằng công nghệ cũ thì chẳng phải là rất tốt hay sao .

続きを見る >

Tính quan trọng và vai trò của Kĩ sư cầu nối trong việc phát triển Offshore Việt Nam

Việc phát triển Offshore và tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối

Hiện nay, có xu hướng ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản hợp tác với các công ty phát triển ở nước ngoài, bao gồm cả Việt Nam, để thực hiện phát triển Offshore. Trong thời gian 10 năm qua, Việt Nam không còn là một hiện tượng lạ nữa và việc các công ty phát triển quốc tế tham gia vào các dự án là điều bình thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, việc chỉ tập trung vào "Việt Nam với lao động rẻ" và giảm chi phí không phù hợp với tình hình hiện tại.Nếu mục tiêu là giảm chi phí, thì nên xem xét dịch vụ BPO, tập trung vào các nhiệm vụ đơn giản và lặp đi lặp lại, thay vì phát triển hệ thống.

Vai trò của kỹ sư cầu nối vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ

Vậy trong trường hợp phát triển hệ thống mà không phải là BPO, chúng ta cần tiếp cận như thế nào? Câu trả lời đó là chuẩn bị một kỹ sư cầu nối. Kỹ sư cầu nối là một kỹ sư phần mềm có thể sử dụng cả tiếng Nhật và tiếng Việt, và họ còn được gọi là những người giao tiếp. Họ không chỉ là cầu nối cho vấn đề ngôn ngữ mà còn vấn đề văn hóa và cách thức làm việc khác nhau.

Ví dụ, trong phát triển phần mềm của Nhật Bản, việc nhận thầu là phổ biến và trong quản lý tiến độ dự án thì việc Báo cáo - Liên lạc - Thảo luận thì rất được chú trọng. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận từ dưới lên và sự sáng tạo và ý kiến của từng thành viên trong đội là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận thầu ở Việt Nam là một hợp đồng cam kết hoàn thành sản phẩm (mặc dù cũng như trong nhận thầu của Nhật Bản), Tuy nhiên đối với việc yêu cầu thường xuyên báo cáo tiến độ cho sản phẩm nghiệm thu thì có vẻ như là các kỹ sư Việt Nam đang có cảm giác phản đối. Ngoài ra, Với tổ chức của Việt Nam thì yêu cầu những chỉ thị , mệnh lệnh rõ ràng, thì style của PM Nhật bản lại yêu cầu kĩ sư ở hiện trường đưa ra nhiều ý kiến và chịu trách nhiệm cho kết quả đó, nên có thể là họ sẽ cảm thấy phía Nhật bản có vẻ thiếu trách nhiệm.

Vai trò và yêu cầu kỹ năng của kỹ sư cầu nối

Để vượt qua những thách thức , trở ngại này, thì sự tồn tại của kỹ sư cầu nối là không thể thiếu. Họ không chỉ là người thông dịch ngôn ngữ mà còn hiểu sự khác biệt văn hóa và phát triển của cả hai quốc gia và có năng lực giao tiếp thích hợp. Kỹ sư cầu nối họ nắm bắt chính xác những yêu cầu và đặc trừng của việc phát triển phần mềm Nhật Bản, và bằng việc truyền đạt cho kỹ sư Việt Nam thì sẽ thực hiện được việc hợp tác một cách mượt mà, trôi chảy.Họ vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, kết nối các đội phát triển hai bên và đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa kết quả của dự án.

Kỹ sư cầu nối không chỉ cần kiến thức và kỹ năng phát triển phần mềm mà còn cần có khả năng giao tiếp và kỹ năng giao tiếp tốt. Họ không chỉ thông dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà còn phải hiểu văn hóa và cách làm việc của cả hai bên và truyền đạt thông tin một cách chính xác và phù hợp. Ngoài ra, tính linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Họ phải thích nghi với tình huống và nỗ lực giải quyết vấn đề để thành công.

Kết luận

Trong việc phát triển Offshore ở Việt Nam, kỹ sư cầu nối là một yếu tố rất quan trọng. Sự hiện diện của họ không chỉ liên quan đến việc giảm chi phí mà còn là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện phát triển hệ thống hiệu quả. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư cầu nối không rẻ và số lượng trên thị trường có hạn. Điều này là do nhiều công ty phát triển Nhật Bản coi kỹ sư cầu nối giỏi là nguồn lực nhân sự quan trọng nhất. Vì vậy, phát triển Offshore ở Việt Nam không nhất thiết là rẻ. Để đảm bảo thành công của dự án, việc hiểu được tầm quan trọng của kỹ sư cầu nối và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp là điều cần thiết.

続きを見る >

Sự chuyển biến và hiện trạng của Phát triển Offshore 

1. Giới thiệu

Trước đây việc phát triển Phần mềm Offshore chủ yếu được thực hiện với mục tiêu cắt giảm chi phí. 

Công nghiệp phần mềm của Nhật Bản thường lựa chọn Trung Quốc làm đối tác phụ với việc tận dụng sự chênh lệch về chi phí lao động. 

Ngoài ra, các công ty Nhật Bản đã mở rộng hoạt động sang Trung Quốc trong các ngành công nghiệp khác như sản xuất để tận dụng chi phí lao động rẻ, do đó việc Outsourcing phát triển phần mềm tới Trung Quốc cũng trở nên phổ biến. Hơn thế nữa, Tiếng Nhật thì có vấn đề đặc thù là ký tự 2 byte ,Mà Người Trung quốc thì lại có lợi thế là hiểu được chữ Kanji.

Do đó, Ngay cả Ở Trong Trung Quốc, mà đặc biệt là thành phố Đại Liên đặc biệt trở thành một địa điểm có nhiều dự án phát triển Offshore.

2. Sự chuyển biến của Phát triển Offshore 

Trước đây, Phát triển Offshore thìchủ yếu được sử dụng trong các dự án BPO (Business Process Outsourcing) có quy mô lớn và liên quan đến việc nhập dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay nó đã được áp dụng vào các dự án phát triển theo phong cách Agile liên quan đến giao tiếp hai chiều. Tuy nhiên, nhu cầu về công việc tương tự BPO, nghĩa là công việc dựa trên việc nhập dữ liệu đơn giản hoặc theo quy tắc, vẫn còn nhiều. Để đáp ứng nhu cầu này, các dự án phát triển đã có xu hướng phân ra thành hai loại,  Dự án phát triển Agile và Dự án tham gia vào công việc như nhập dữ liệu, gắn thẻ, và các công việc tương tự. Ví dụ, Cùng với sự phổ biến của AI thì những công việc BPO tạo ra những giữ liệu giáo viên thì đang được thực hiện 1 cách tích cực trên toàn thế giới bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam.

3. Nhân tố thay đổi trong phát triển Offshore

Trong quá trình phát triển Offshore, ngoài việc tăng chi phí lao động, còn có một yếu tố khác. Đó là sự phát triển của thông tin và truyền thông. Là thời kì phát triển Offshore  được thực hiện tại thành phố Đại Liên Trung Quốc cách đây 20 năm trước, phương tiện truyền thông chỉ giới hạn ở việc gửi thư điện tử và các tệp đính kèm. Thậm chí trước đó, tài liệu được tạo ra dựa trên giấy là thứ chủ yếu.  Tuy nhiên, hiện nay, các phương tiện truyền thông như Chat và Meetting đã phát triển, đặc biệt là tốc độ chia sẻ màn hình đã trở nên hữu ích. Ngoài ra, phần mềm dịch tự động cũng đã được sử dụng. Việc phát triển về độ chính xác trong dịch thuật đồng thời và phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói cũng đang  tiến triển và trong tương lai, việc áp dụng công nghệ dịch thuật đồng thời có thể được kỳ vọng.

4. Tình hình phát triển Offshore hiện tại

Hiện nay, các dự án phát triển Offshore đang gia tăng và trở thành một lựa chọn phổ biến. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nhân lực phát triển phần mềm ở Nhật.  Ngoài ra, phương pháp phát triển phần mềm đã được đồng nhất trên toàn thế giới cũng là yếu tố quan trọng. Không có sự khác biệt lớn về môi trường phát triển và công cụ giữa trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, kiến thức liên quan đến phát triển phần mềm đã trở nên phổ biến và các kỹ sư trẻ trên khắp thế giới đều học những kiến thức hiện đại từ các sách giáo khoa cũng là 1 yếu tố quan trọng. Dựa trên nhân tố này , phát triển Offshore đã trở thành 1 sự lựa chọn phổ biến.

5. Kết luận

Phát triển Offshore thì bắt đầu với mục tiêu cắt giảm chi phí, nhưng hiện nay mục tiêu đã đa dạng hơn. Nhờ vào sự phát triển công nghệ và tiến bộ trong truyền thông, Offshore phát triển đã được ứng dụng vào phát triển phần mềm theo hình thức Agile. Ngoài ra, sự gia tăng về việc sử dụng phát triển Offshore là do sự thiếu hụt nhân lực phát triển phần mềm và kiến thức phổ biến . Các yếu tố này đã cùng nhau tạo nên tình hình hiện tại của phát triển Offshore .

続きを見る >